{--} Diễn đàn ABC21 Trần Phú 2009-2012 {--}
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

{--} Diễn đàn ABC21 Trần Phú 2009-2012 {--}

Diễn đàn học sinh lớp A21
 
Trang Chínhmặt tiền forumGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng keke
Bài gửingười gửithời gian
[�] Chương 276: Đồng dưỡng dâu… Wed Dec 18, 2013 11:08 am
[�] beat guitar xin anh đừng Fri Sep 13, 2013 7:15 pm
[�] Great-Teacher-Onizuka Sat Jul 21, 2012 4:15 pm
[�] Điểm thi nghề trường THPT Trần Phú Sat Jul 14, 2012 8:27 pm
[�] tam biệt nhé - Lynk Lee ft. Phúc Bằng Wed Jun 13, 2012 12:59 pm
[�] Viết cho A21 nhé Sun Jun 03, 2012 7:59 pm
[�] vẽ tranh cát theo bài "nhật ký của mẹ" Wed Mar 07, 2012 12:36 pm
[�] hình lớp mình :D Sat Jan 21, 2012 4:15 pm
[�] ảnh trại xuân Trần Phú 14/01/2012 Sat Jan 21, 2012 4:03 pm
[�] ảnh đi chơi Hàm Thuận Nam Sat Jan 21, 2012 3:44 pm
[�] tiểu sử AD Thu Jan 19, 2012 6:04 pm
[�] [TRUYỆN DÀI KỲ] ANH HÙNG KÝ CHAP I Mon Nov 07, 2011 11:06 pm
[�] clip sinh nhật chú Hoàng 20/10/2011 Sun Oct 23, 2011 9:47 pm
[�] “NHÂN VẬT NGUY HIỂM NHẤT THÁNG” Thu Sep 15, 2011 1:04 pm
[�] [bàn tròn] Thảo luận vấn đề áo lớp Thu Sep 01, 2011 9:27 pm
[�] GiÁO TRÌNH SINH HỌC 12 Wed Aug 31, 2011 1:08 pm
[�] Thông báo đi chơi 7-8 :)) Tue Aug 02, 2011 12:39 pm
[�] [Clip] Draw with me Sun Jul 31, 2011 7:36 pm
[�] [HOT HOT] ảnh đi đầm sen nước 2/6 Mon Jul 04, 2011 3:18 pm
[�] tình yêu là gì? Fri Jul 01, 2011 4:30 pm

 

 GiÁO TRÌNH SINH HỌC 12

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
mèo

(¯`'•.†♦ Admin thiên tài ♦†.•'´¯)

(¯`'•.†♦ Admin thiên tài ♦†.•'´¯)
mèo


phe : Nam Tổng số bài gửi : 1167
điểm : 1386
phần thưởng : 7
Birthday : 12/01/1994
Join date : 09/07/2009
Age : 30
Đến từ : nơi mọi người gọi tui là đại ca

GiÁO TRÌNH SINH HỌC 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: GiÁO TRÌNH SINH HỌC 12   GiÁO TRÌNH SINH HỌC 12 EmptyMon Aug 22, 2011 7:08 pm

BÀI 1
Nhãn: GIÁO KHOA - 12CB
PHẦN 5: DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN
I. GEN:
1. Khái niệm:
Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định - có thể là ARN hay chuỗi polipeptit
2. Cấu trúc chung của gen:
a. Cấu trúc chung của gen cấu trúc:
Vì gen là một đoạn phân tử ADN nên cấu trúc phân tử của gen tương tự cấu trúc phân tử ADN
- Mỗi gen có 2 mạch xoắn kép liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A liên kết T bằng liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.
- Các nu trên cùng một mạch cũng liên kết với nhau bằng các liên kết hóa trị
- Mỗi nu trên gen gồm 3 thành phần: đường C5H10O4, H3PO4, 1 trong 4 loại bazơ nitơ A, T, G, X
- Mỗi loại bazơ nitơ là đặc trưng khác nhau của các loại nu, nên tên của nu được gọi theo tên của loại bazơ nitơ nó mang
- Ở tế bào nhân thực ngoài các gen nằm trên NST trong nhân tế bào còn có các gen nằm trong các bào quan ngoài tế bào chất.
Mỗi gen mã hóa protein gồm 3 vùng:
- Vùng điều hoà: nằm ở đầu 3’ của gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
- Vùng mã hóa: mang thông tin mã hóa các axit amin
- Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ của gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã
b. Cấu trúc không phân mảnh và phân mảnh của gen:
- Ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục (gen không phân mảnh)
- Ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục: xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (exôn) là các đoạn không mã hóa axit amin (intrôn). Vì vậy, các gen này được gọi là gen phân mảnh
II. MÃ DI TRUYỀN:
1. Khái niệm:
- Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nucleotit trong gen (trong mạch khuôn) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong protein
- Trong ADN chỉ có 4 loại nu (A, T, G, X) nhưng trong protein có khoảng 20 loại axit amin. Do đó mã di truyền phải là mã bộ ba (còn gọi là codon).
- Mã di truyền gồm: bộ 3 mã gốc trên ADN, bộ 3 mã sao trên mARN và bộ 3 đối mã trên tARN. Ví dụ: mã gốc là 3’-TAX…-5’ --> mã sao là: 5’-AUG…-3’ --> mã đối mã là: UAX -->axit amin được qui định là Met
2. Đặc điểm chung:
- Mã di truyền là mã bộ ba: cứ 3 Nu đứng kế tiếp nhau quy định 1 axit. Amin. Từ 4 loại nu A, T, G, X (trên gen - ADN) hoặc A, U, G, X (trên ARN) ta có thể tạo ra 43 = 64 bộ 3 khác nhau.
- Mã di truyền có tính liên tục: được đọc theo 1 chiều từ 1 điểm xác định trên mARN và liên tục từng bộ 3 Nu (không chồng lên nhau)
- Mã di truyền có tính thoái hóa (dư thừa): có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1 a. amin
- Mã di truyền có tính phổ biến: tất cả các loài đều dùng chung bộ mã di truyền như nhau
- Bộ ba AUG: mã mở đầu, quy định a. amin Metionin ở sinh vật nhân thực và formin metionin ở sinh vật nhân sơ
- Bộ ba UAA, UAG,UGA: 3 mã kết thúc (không quy định a. amin nào)
- Vậy trong 64 bộ 3 chỉ có 61 bộ 3 qui định axit amin
III. QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN (tự sao chép, tái bản)
1. Nguyên tắc
- ADN có khả năng nhân đôi để tạo thành 2 ADN con giống hệt nhau và giống ADN mẹ. Sự tự nhân đôi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi của NST làm tiền đề cho quá trình phân chia nhân và phân chia tế bào.
- Quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhân thực và ADN virut đều theo Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
- Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại một nữa) có nghĩa là mỗi ADN con được tạo ra có 1 mạch có nguồn gốc từ mẹ, mạch còn lại được tổng hợp từ môi trường nội bào
2. Quá trình nhân đôi
- Dưới tác dụng của enzim tháo xoắn làm đứt các liên kết hiđrô giữa 2 mạch, ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách dần nhau ra.
- Dưới tác dụng của enzim ADN – polimeraza, mỗi Nu trong mạch đơn liên kết với 1 Nu tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A = T, G = X) để tạo nên 2 mạch đơn mới.
- Vì enzim ADN – polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’3’ nên trên mạch khuôn 3’ 5’ mạch bổ sung được tổng hợp liên tục
- Còn trên mạch khuôn 5’3’ mạch bổ sung được tổng hợp theo chiều ngược lại tạo thành những đoạn ngắn gọi là đoạn Okazaki. Sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ADN – ligaza
- Quá trình kết thúc 2 phân tử ADN con xoắn lại. (nhờ đó từ mỗi NST đơn cũng tạo thành cặp NST kép gồm 2 crômatit dính với nhau ở tâm động)
* Kết quả: từ 1 ADN mẹ qua quá trình tự nhân đôi tạo thành 2 ADN con giống hệt nhau và giống mẹ. Trong mỗi ADN con có 1 mạch có nguồn gốc từ mẹ, mạch còn lại được tổng hợp từ môi trường nội bài
* Vd: từ 2 ADN sau 3 lần tự sao số ADN con được tạo thành là: 2*2^3 = 16 ADN con.



CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Gen là gì? Gen có cấu trúc như thế nào? cho ví dụ.
2. Nêu các đặc điểm của mã di truyền?
3. Thế nào là nhân đôi theo NTBS và bán bảo tồn? Đoạn Okazaki là gì?


nguồn từ http://lamquangthoai.blogspot.com/2009/06/bai-1_30.html
Về Đầu Trang Go down
https://abc21.forumvi.com
mèo

(¯`'•.†♦ Admin thiên tài ♦†.•'´¯)

(¯`'•.†♦ Admin thiên tài ♦†.•'´¯)
mèo


phe : Nam Tổng số bài gửi : 1167
điểm : 1386
phần thưởng : 7
Birthday : 12/01/1994
Join date : 09/07/2009
Age : 30
Đến từ : nơi mọi người gọi tui là đại ca

GiÁO TRÌNH SINH HỌC 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GiÁO TRÌNH SINH HỌC 12   GiÁO TRÌNH SINH HỌC 12 EmptyFri Aug 26, 2011 10:26 pm

BÀI 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN
I. KHÁI NIỆM
- Điều hòa hoạt động gen ở đây được hiểu là gen có được phiên mã và dịch mã hay không
- Sự hoạt động khác nhau của các gen trong hệ gen là do quá trình điều hòa
II. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN Ở SINH VẬT NHÂN SƠ
1. Cấu tạo Lactose Operon theo Jacob và Monode
a. Trong tế bào có rất nhiều gen, ở mỗi thời điểm chỉ có 1 số gen hoạt động, phần lớn các gen còn lại ở trạng thái ức chế, tức là tế bào chỉ tổng hợp protein khi cần thiết.
Ví dụ: gen qui định việc tạo ra kháng thể chống 1 loại bệnh nào đó chỉ hoạt động khi trong cơ thể xuất hiện mầm bệnh đó, còn phần lớn thời gian còn lại gen tồn tại ở trạng thái bị ức chế - không hoạt động
b. Một hệ thống gồm nhiều loại gen cùng phối hợp hoạt động điều hoà tổng hợp protein gọi là Operon. Một Operon gồm:
+ A, B, C: cụm các gen cấu trúc: kiểm soát các polipeptit có liên quan về chức năng.
+ O: gen chỉ huy chi phối hoạt động của cụm gen cấu trúc
+ P: vùng khởi động (nơi ARN – polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã)
c. R: gen điều hòa kiểm soát tổng hợp protein ức chế (R không phải là thành phần của Opêron)

Gen điều hòa Lac ôperon
P R P O A B C

2. Cơ chế hoạt động của Lactose Operon ở E.coli
Vi khuẩn E.coli mẫn cảm với đường lactose do đó khi sống trong môi trường có đường lactose E.coli sẽ tiết ra enzyme lactaza để phân giải đường lactose
a. Khi môi trường không có lactose
- Bình thường, gen điều hòa (R) tổng hợp một loại protein ức chế gắn vào gen chỉ huy (O), do đó gen cấu trúc ở trạng thái ức bị chế nên không hoạt động. A,B,C sẽ không thực hiện được phiên mã và dịch mã. Vì vậy, sản phẩm của cụm gen là lactaza không được tạo thành.
b. Khi môi trường có lactose
- Lactose đóng vai trò là chất cảm ứng. Chất cảm ứng sẽ liên kết với protein ức chế làm protein ức chế thay đổi cấu hình không gian và trở nên bất hoạt (không hoạt động). Prôtêin ức chế không thể bám vào gen chỉ huy O, gen chỉ huy hoạt động bình thường điều khiển A,B,C thực hiện phiên mã và dịch mã tổng hợp nên sản phẩm của cụm gen là lactaza.
- Lactaza được tiết ra sẽ làm nhiệm vụ phân giải lactose trong môi trường.
3. Các cấp độ điều hòa hoạt động gen
- Điều hòa trước phiên mã: là điều hòa số lượng gen qui định tính trạng nào đó trong tế bào
- Điều hòa phiên mã: là điều hòa việc tạo ra số lượng mARN (vd: điều hòa hoạt động của cụm gen A,B,C trong lactose Operon)
- Điều hòa dịch mã: là điều hòa lượng protein được tạo ra bằng cách điều khiển thời gian tồn tại của mARN, thời gian dịch mã hoặc số lượng ribôxôm tham gia dịch mã
- Điều hòa sau dịch mã: là điều hòa chức năng của prôtêin sau khi đã dịch mã hoặc loại bỏ prôtêin chưa cần thiết (ví dụ: điều hòa hoạt động gen R trong mô hình điều hòa lactose Operon)


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:
1. Trình bày cấu tạo của Lactose Operon theo Jacob và Monode
2. Giải thích cơ chế điều hòa hoạt động của Lactose Operon?
Về Đầu Trang Go down
https://abc21.forumvi.com
hoangoctram_1994
ma mới
ma mới
hoangoctram_1994


phe : Nữ Tổng số bài gửi : 2
điểm : 2
phần thưởng : 0
Birthday : 12/11/1994
Join date : 04/07/2011
Age : 29
Đến từ : niềm zui

GiÁO TRÌNH SINH HỌC 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GiÁO TRÌNH SINH HỌC 12   GiÁO TRÌNH SINH HỌC 12 EmptySun Aug 28, 2011 3:32 pm

èo , sao ko có bài 2 za?
Về Đầu Trang Go down
hoangoctram_1994
ma mới
ma mới
hoangoctram_1994


phe : Nữ Tổng số bài gửi : 2
điểm : 2
phần thưởng : 0
Birthday : 12/11/1994
Join date : 04/07/2011
Age : 29
Đến từ : niềm zui

GiÁO TRÌNH SINH HỌC 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GiÁO TRÌNH SINH HỌC 12   GiÁO TRÌNH SINH HỌC 12 EmptyWed Aug 31, 2011 1:08 pm

Bài 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

I/ Cấu trúc và chức năng có loại ARN :
1/ ARN thông tin( mARN) :
Cấu tạo : mạch đơn thẳng , ở đầu 5' của phân tử mARN có 1 trình tự nucleotit đặc hiệu ( không được dịch mã) nằm gần codon mở đầu để riboxom nhận biết và gắn vào.
Chức năng: Truyền thông tin di truyền từ ADN đến riboxom , làm khuôn de tổng tợp protein .Sau khi tổng hợp xong protein ,mARN thường được các enzim phân hủy.

2/ ARN vận chuyển (tARN ):
Cấu tạo : Có dạng hình chữ thập , trong đó có 1 đầu mang bộ ba đối mã (anticodon) , 1 đầu mang aa đặt hiệu ứng với bộ ba đối mã
Chức năng: mang aa tới riboxom tham gia dịch mã trên mARN thành trình tự các aa trên chuỗi polipeptit

3/ ARN riboxom(rARN) : kết hợp với protein tạo riboxom( nơi tổng hợp protein)

II/ PHIÊN MÃ:
1/ khái niệm:
Là quá trình tổng hợp ARN dựa trên mạch khuôn của ADN , diễn ra trong nhân tế bào
Mạch khuôn( mạch gốc) ADN có chiều từ 3' đến 5'
Mạch ARN được tổng hợp có chiều 5' đến 3'

2/ Cơ chế phiên mã:
Trong quá trình phiên mã , trước hết enzim ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều từ 3' đến 5' và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã)
Sau đó , ARN polimeraza trượt dọc theo mạch gốc trên gen có chiều từ 3' đến 5' để tổng hợp nên phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung ( A với U , T với A, G với X và ngược lại ) theo chiều từ 5' đến 3'
Khi enzim ARN polimeraza di chuyển đến cuối gen , gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã , giải phóng phân tử mARN .Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn lai ngay

ở tb nhân sơ : mARN sau khi phiên mã được dùng trực tiếp làm khuôn để tổng hợp protein
ở tb nhân thực : Sau khi phiên mã, mARN đucợ cắt bo~ các intron , nối các exon lại với nhau => mARN thưởng thành => rồi qua màng nhân của tb chất tới riboxom để tổng hợp protein

III/ Dịch mã:
Là quá trình tổng hợp protein , diễn ra ở tb chất , tại riboxom
Gồm 2 giai đoạn : hoạt hóa enzim và tổng hợp chuỗi polipeptit

1/ hoạt hóa aa :
Trong tb chất , nhờ các enzim đặc hiệu và năng lượng ATP , mỗi aa được hoạt hóa và gắn với tARN tương ứng tạo nên phức hợp aa-tARN
2/ tổng hợp chuổi polipeptit (gồm 3 giai đoạn)
Mở đầu :
Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với m ARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu
Bộ ba đối mã của phức hợp mở đầu Mét- tARN (UAX) bổ sung chính xác với codon mở đầu ( AUG) trên m ARN

Kéo dài chuổi polipeptit:
Codon thứ 2 gắn bổ sung với anticodon
Lien kết peptit dc hình thành
Riboxom dịch đi 1 bước
tARN thứ 1 tách ra khỏi riboxom

Kết thúc
Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc thì quá trình dịch mã hoàn tất
Nhờ các enzim đặc hiệu ,aa mở đầu cắt ra khỏi chuổi polipeptit , hình thành cấu trúc bậc cao hơn
Trong qtrinh dịch mã , mARN thường ko gắn với từng riboxom riêng lẽ mà gắn với 1 nhóm riboxom gọi là poliriboxom ( gọi tắt là polixom) giúp tăng hiệu suất tổng hợp protein


Tóm lại Thông tin di truyền trong ADN được truyền lại cho đời sau thông qua cơ chế nhân đôi ADN
Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chế phiên mã và dịch mã
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





GiÁO TRÌNH SINH HỌC 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GiÁO TRÌNH SINH HỌC 12   GiÁO TRÌNH SINH HỌC 12 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
GiÁO TRÌNH SINH HỌC 12
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hammer Session - Thầy giáo tuyệt chiêu
» Em là con HIV còn trinh!
» Để có em - Trịnh Tuấn Vỹ
» Trễ giờ - Trịnh Thăng Bình
» Sinh Nhật Buồn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
{--} Diễn đàn ABC21 Trần Phú 2009-2012 {--} :: box tài năng :: Sinh học-
Chuyển đến